Khoa cơ khí

GIỚI THIỆU CHUNG KHOA CƠ KHÍ

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TỔNG HỢP HÀ NỘI.

Phòng 204 – Nhà hiệu bộ Trường trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội
Thôn Xuân Thủy –  xã Thủy Xuân Tiên – Huyện Chương Mỹ – TP.HN

Email: khoacokhithhn@gmail.com

I. GIỚI THIỆU CHUNG

  1. Khái quát chung:

Khoa Cơ Khí tiền thân là khoa Cơ Điện được hình thành gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển nhà trường. Khoa Cơ Khí là một khoa mũi nhọn trong chiến lược phát triển và xây dựng vững mạnh của nhà trường. Khoa Cơ Khí đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh theo thời gian. Hiện nay, khoa được trang bị hệ thống các phòng học tích hợp với các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đạt tiêu chuẩn; đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ, kiến thức, tay nghề, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

  1. Các ngành nghề đào tạo gồm:

– Nghề: Công nghệ Kỹ thuật Cơ Khí

– Nghề: Công nghệ Hàn

– Nghề: Công nghệ Gia công cắt gọt

Hiện nay, với sự phát triển kinh tế theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng nghĩa với việc mọi công việc của con người được thay thế bằng máy móc. Đây chính là điều kiện cho ngành Cơ Khí phát triển. Bởi đây là ngành then chốt phát triển Kinh tế – Xã hội trong Toàn Cầu hiện nay. Các nghề khoa đang đào tạo được xã hội đánh giá rất cao. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của các nghề mang đến cho người học là rất lớn. Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Các nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực… Các công ty doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực Cơ khí, Cơ khí Chế tạo máy, chế tạo sản phẩm cơ.

Ngoài các kiến thức về chuyên môn, người học tốt nghiệp từ các ngành của khoa được trang bị kĩ năng giao tiếp tốt; kĩ năng làm việc theo nhóm; có tinh thần làm việc nghiêm túc, tự giác tuân thủ pháp luật, chấp hành kỉ luật lao động và nội quy của cơ quan; nhà máy và doanh nghiệp; có ý thức cầu tiến, biết vươn lên trong công việc; không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào giải quyết công việc chuyên môn; có đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn; có đủ khả năng và điều kiện theo học ở các bậc trình độ cao hơn.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

  1. Cơ cấu tổ chức.

Khoa Cơ khí trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội gồm 06 đồng chí.

Khoa có đội ngũ giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng đều có chuyên môn tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề và đều có trình độ thạc sỹ trở lên, đây là một điểm mạnh giúp khoa xây dựng chiến lược phát triển để trở thành khoa thế mạnh của nhà trường.

Thạc sỹ: Vũ Hồng Sơn – Phó khoa Phụ trách khoa Cơ khí chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của khoa Cơ khí theo chức năng nhiệm vụ.

2. Chức năng nhiệm vụ khoa Cơ khí.

2.1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của Trường;

2.2. Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

2.3. Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề;

2.4. Quản lý giáo viên, nhân viên, người học nghề thuộc đơn vị mình;

2.5. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề phục vụ công tác đào tạo;

2.6. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

III. Cơ sở vật chất

Được sự quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường, Khoa Cơ Khí được trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại để phù hợp với sự phát triển của xã hội giúp cho học viên có môi trường học tập, rèn luyện tốt nhất. Hiện tại, khoa có tổng số 06 phòng thực học tích hợp với nhiều trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học. 100% phòng học tích hợp đều có thiết bị phương tiện hỗ trợ giảng dạy.

IV. Định hướng phát triển

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe về nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình phát triển đất nước, trong thời gian tới Khoa có những định hướng phát triển như sau:

– Đổi mới toàn diện các chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận thực tế sản xuất tăng thời gian thực hành, giảm lý thuyết để nâng cao kỹ năng nghề cho ngoòi học..

– Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ giáo viên trong Khoa, nâng cao tỷ lệ giảng viên có tay nghề và trình độ cao, bằng cách cử các kỹ sư có thể tiếp tục được đào tạo ở bậc học cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ) thu hút và cử các giảng viên đi đào tạo ở các cơ sở trong và ngoài nước.

– Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị thêm các phòng học tích hợp trọng điểm đạt chuẩn quốc tế để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

– Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các chương trình thực tập và tìm kiếm các cơ hội việc làm cho sinh viên, cung cấp thêm các khóa đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp.

LÝ DO CHỌN KHOA CƠ KHÍ

Cơ Khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,…Nhờ có ngành Cơ Khí mà các sản phẩm máy móc, thiết bị và công cụ được tạo ra giúp con người thay thế các dụng cụ thủ công, phục vụ trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó Cơ Khí cũng đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc thiết kế và sửa chữa trong lĩnh vực ô tô, máy bay và các phương tiện khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh và cả các dụng cụ gia đình, vũ khí.

Đặc biệt trong đó ngành Cơ Khí  “viên ngọc” của quá trình công nghiệp hóa. Bởi vậy nhân lực của các công ty cơ khí, viện máy và công cụ công nghiệp ngày càng tăng mở ra cơ hội việc làm cho người theo học ngành Cơ Khí.

I. Lý do để chọn học tập tại khoa Cơ Khí Trường TCN Tổng hợp Hà Nội.

  1. Là các ngành thế mạnh của trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội
  2. Cam kết giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương từ 8-12 triệu đồng/tháng.
  3. Thực hành trên thiết bị đồng bộ, hiện đại gắn với doanh nghiệp giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm.
  4. Bạn có được kỹ năng và lượng kiến thức vững vàng trong quá trình học.
    5. Tự chế tạo ra các vật dụng, dụng cụ theo nhu cầu của thực tế…không đòi hỏi quá nhiều kiến thức văn hóa chương trình phổ thông, cần sự khéo tay, tính cẩn thận trong công việc…
  5. Tự sửa chữa các máy móc, thiết bị cơ khí trong gia đình.

II. Cơ hội việc làm.

Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp của các nghề mang đến cho người học là rất lớn. Học viên Khoa Cơ Khí sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Các nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực… Các công ty doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực Cơ khí, Cơ khí Chế tạo máy, chế tạo sản phẩm cơ khí.

Ngoài ra, học viên Khoa Cơ Khí sau khi ra trường làm việc với vai trò là người trực tiếp lao động, vận hành trong tất cả lĩnh vực trên hoặc cũng có thể tham gia thiết kế, tư vấn việc chế tạo, sửa chữa và lắp giáp các thiết bị Cơ Khí các công trình vừa và nhỏ.

Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp của các nghề mang đến cho người học là rất lớn. Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến lĩnh vực được đào tạo. Đặc biệt, người học có khả năng khởi nghiệp; tư vấn; cung cấp các giải pháp trong các lĩnh vực công nghệ được đào tạo; có khả năng trở thành cán bộ quản lí, chuyên viên kĩ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài.