Điện công nghiệp

admin 1964

GIỚI THIỆU

Nghề Điện công nghiệp trực thuộc Khoa Điện – Điện Tử Tin học là một nghề mũi nhọn gắn liền với sự phát triển của Khoa đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh theo thời gian. Những công việc chính  học sinh sau khi tốt nghiệp có thể làm được:

+ Thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo trì được mạng chiếu sáng dân dụng và công nghiệp.

+  Sửa chữa, bảo dưỡng các đồ điện gia dụng như: nồi cơm điện, bàn ủi điện, quạt điện, các loại ổn áp, máy giặt, bình nóng lạnh…

+ Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, quấn mới các loại động cơ điện KĐB 3 pha và 1 pha, máy biến áp. ( quạt bàn, quạt trần. máy bơm nước, máy giặt, bình nóng lạnh…….

+ Thi công lắp đặt, sửa chữa và bảo trì mạch điện, tủ điện điều khiển trong các hệ thống điện, máy công cụ của các nhà máy phân xưởng, công trình……

+  Lập trình, kết nối, điều khiển tự động dùng PLC, vi xử lí, khí nén …..

+  Lập trình cài đặt, kết nối, điều khiển tự động các loại: cảm biến, bộ biến tần, inveter, bộ điều khiển động cơ servo… cho một dây chuyền sản xuất đơn giản.

+ Có kỹ năng tổ chức làm việc theo nhóm, tổ nhóm thi công và nghiệm thu các công việc theo đúng yêu cầu kĩ thuật.

+ Quản lí các công trình về chiếu sáng, tủ phân phối trong công nghiệp, dân dụng theo đúng tiến độ, yêu cầu kĩ thuật.

+  Lập trình, kết nối, điều khiển tự động dùng PLC, vi xử lí, khí nén – điện khí nén cho một dây chuyền sản xuất đơn giản và phức tạp.

Tên nghề : Điện Công ghiệp

Trình độ đào tạo : Trung Cấp

Thời gian đào tạo: 2 năm

Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Trung cấp .
                                      

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

– Về kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo và sơ đồ nguyên lí của các linh kiện điện tử dùng trong công nghiệp, các khí cụ điện, thiết bị điện gia dụng, máy điện đồng bộ và không đồng bộ.

+ Đọc và phân tích được các bản vẽ về điện trong các công trình xây dựng dân dụng, và trong các máy công cụ.

+ Trình bày được các kiến thức về hệ thống cung cấp điện, hệ thống truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng, hệ thống chống sét.

+ Trình bày được các kiến thức về máy biến áp, máy điện đồng bộ và  không đồng bộ, các thiết bị điều khiển điện.

+ Trình bày được các kiến thức về khí nén – điện khí nén trong hệ thống tự động hóa.

+ Trình bày được các kiến thức về kĩ thuật điều khiển có tiếp điểm, kĩ thuật lập trình PLC, chuyên đề lập trình cở nhỏ, kĩ thuật vi xử lí.

+ Trình bày được các kiến thức về điều khiển tự động, bộ biến tần, Inverter, cơ cấu truyền động Servo.

–  Về kĩ năng:

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo điện năng, bộ đồ nghề thợ điện.

+ Sửa chữa, bảo dưỡng, quấn mới được các đồ điện gia dụng như: nồi cơm điện, bàn ủi điện, quạt điện…

+ Triển khai, thi công và bảo trì các công trình chiếu sáng dân dụng và công nghiệp theo các bản vẽ thiết kế.

+ Lắp đặt các khí cụ điện, sửa chữa và bảo dưỡng được tủ điện điều khiển trong các máy công cụ và dây chuyền sản xuất đơn giản.

+ Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, quấn mới được các loại động cơ điện không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ.

+ Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha.

+ Lập trình điều khiển  các bộ điều khiển lập trình PLC,  khí nén – điện khí nén.

+ Trình bày đúng và sửa chữa các hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều khiển tự động cơ bản.

+ Kiểm tra đánh giá được chất lượng các loại khí cụ và thiết bị điện trước khi đưa vào sử dụng và vận hành.

–  Năng lực tự chủ

+ Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

+ Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời.

+ Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng.

+ Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ.

+ Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.

– Tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị.

– Cơ hội việc làm

+ Các phân xưởng, xí nghiệp nhà máy sản xuất vừa và nhỏ trong lĩnh vực điện công nghiệp.

+ Các trạm biến áp hạ áp và trạm phân phối.

+ Có khả năng đảm nhiệm vị trí trưởng bộ phận kĩ thuật của một phân xưởng hoặc xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Có khả năng trực tiếp điều hành cho một nhóm thi công, bảo trì, lắp đặt hệ thống điện cho các chung cư và các tòa nhà cao tầng, các công ty, nhà máy….

+ Có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa một dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực tự động hóa.

+ Có khả năng tham gia thiết kế, thi công cho một hệ thống cung cấp điện cho các công ty, xí nghiệp, nhà máy vừa và nhỏ.

+ Có khả năng kinh doanh dịch vụ, cung cấp và sửa chữa thiết bị điện dân dụng và công nghiệp.

+ Có khả năng tự học và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

+ Sau khi tốt nghiệp người học có thể học liên thông lên  Cao đẳng, Đại học.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

* Phòng Đào tạo Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà nội.

Điện thoại: 024.33840176 – 0985.183.078 (Thầy Hoàng Sơn)

      Email:phongdaotaotcnth@gmail;Fanpage: TrungcapnghetonghopHanoi

* Khoa Điện – Điện tử Tin học

Điện thoại: 024.337254770398074930 (Cô Bình)

Email: khoadiendtth@gmail.com

* Địa chỉ: Kilômét số 2 Xuân Mai – Miếu Môn thuộc địa phận thôn Xuân Thuỷ Xã Thuỷ Xuân Tiên – H. Chương Mỹ – TP. Hà Nội.