Điện tử dân dụng
GIỚI THIỆU
Nghề ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kĩ thuật điện tử, đây là ngành học khá thú vị với sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện công nghiệp nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về các thiết bị điện tử, điện công ngiệp.
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện tử trong lĩnh vực dân dụng, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kĩ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tên nghề : ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
Trình độ đào tạo : Trung Cấp
Thời gian đào tạo: 2 năm
Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Trung cấp .
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
– Về kiến thức:
+ Hiểu được một số chỉ tiêu chất lượng về vật liệu linh kiện điện tử;
+ Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong lĩnh vực điện tử dân dụng;
+ Giải thích được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử cơ bản;
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kĩ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lí.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử dân dụng.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong dân dụng, công nghiệp.
+ Phân tích được nguyên lí hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.
+ Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử dân dụng.
– Về kĩ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường điện tử;
+ Sửa chữa được các thiết bị điện tử dân dụng từ hệ thống âm thanh cho đến máy thu hình công nghệ cao;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho nghề;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;
+ Có khả năng giao tiếp với khách hàng để hướng dẫn, mô tả các thông tin về sản phẩm, thiết bị liên quan đến nghề;
+ Tự nâng cao trình độ nghề nghiệp;
+ Kèm cặp, hướng dẫn được công nhân bậc thấp;
– Năng lực tự chủ
+ Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
+ Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời.
+ Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng
+ Có năng lực thực hiện công việc được giao, liên quan đến lĩnh vực điện tử viễn thông trình độ trung cấp.
+ Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ.
+ Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.
+ Tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị
– Cơ hội việc làm
+ Học sinh ngành điện tử dân dụng được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, có kĩ năng thực hành cao về điện tử dân dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.
+ Tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp hoc sinh có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử dân dụng và đời sống hàng ngày. Với tầm bằng tốt nghiệp ngành điện tử dân dụng trên tay, bạn dễ dàng tìm được một vị trí thích hợp tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử.
+ Làm việc trong các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử; Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử;
+ Có khả năng tự học và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
+ Sau khi tốt nghiệp người học có thể học liên thông lên Cao đẳng, Đại học.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
* Phòng Đào tạo Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà nội.
Điện thoại: 024.33840176 – 0985.183.078 (Thầy Hoàng Sơn)
Email:phongdaotaotcnth@gmail ; Fanpage: TrungcapnghetonghopHanoi
* Khoa Điện – Điện tử Tin học
Điện thoại: 024.33725477 – 0398074930 (Cô Bình)
Email: khoadiendtth@gmail.com
* Địa chỉ: Kilômét số 2 Xuân Mai – Miếu Môn thuộc địa phận thôn Xuân Thuỷ Xã Thuỷ Xuân Tiên – H. Chương Mỹ – TP. Hà Nội.